Ông chủ Vietravel khởi nghiệp vì mặc cảm 'bị buộc thôi việc'


Vietravel là một thương hiệu lữ hành uy tín, không chỉ dẫn đầu thị trường du lịch trong nước mà còn vươn rộng ra thế giới. Những con số ấn tượng chưa đủ khẳng định sự thành công của Vietravel. Đó là cả quá trình hơn 2 thập kỷ trưởng thành, vượt qua chính mình của đội ngũ công ty.


Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Vietravel - không muốn nói nhiều về bản thân, nhưng rất cởi mở khi chia sẻ về công ty, bởi, ông đã dành toàn bộ tâm trí, sức lực cho Vietravel.

ong chu vietravel chia se bi quyet vuot len chinh minh
Doanh nhân Nguyễn Quốc Kỳ - Vị thuyền trưởng của con tàu Vietravel. Ảnh: Vietravel.

Mặc cảm vì từng bị buộc thôi việc tại một công ty du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, ông xây dựng sự nghiệp riêng với 7 nhân viên, 6 triệu đồng và cơ sở vật chất từ tiền vay ngân hàng. Trải qua 25 năm, Vietravel phát triển rộng khắp 21 tỉnh thành trong nước và đặt chi nhánh tại Thái Lan, Singapore, Úc, Pháp, Mỹ.


Phát triển lên tầm cao mới sau mỗi khủng hoảng


Con thuyền Vietravel vượt qua nhiều thách thức trong quá khứ như khủng hoảng kinh tế Châu Á năm1997, dịch Sarts bùng nổ năm 2002, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, để luôn đứng đầu trong thị phần lữ hành trong nước. Theo ông, khi khủng hoảng xảy ra, mọi công ty đều về vạch xuất phát, không phân biệt lớn hay nhỏ. Doanh nghiệp "chạy" nhanh hơn sẽ lấy lại thị trường.


Chia sẻ trong chương trình Café Khởi nghiệp gần đây, ông Kỳ cho biết, thay vì để khủng hoảng gây ảnh hưởng xấu, Vietravel đi qua nó để phát triển ở tầm cao mới. Mỗi giai đoạn đánh dấu một cột mốc ông cùng đội ngũ công ty vượt lên chính mình.


Môt năm sau khi thành lập, công ty nhanh chóng chiếm lĩnh một số thị trường nội địa và Nhật Bản. Trong giai đoạn năm 2008 - 2012, doanh nghiệp dần khẳng định vị trí dẫn đầu thị phần du lịch trong nước, và vươn tầm thế giới.

ong chu vietravel chia se bi quyet vuot len chinh minh
Ông Nguyễn Quốc Kỳ cùng đội ngũ hướng dẫn viên của Vietravel. Ảnh: Vietravel.

Chiến lược cạnh tranh “vượt qua giới hạn bản thân"


Không ngừng thay đổi, phát triển là giá trị cốt lõi mà vị thuyền trường Vietravel áp dụng. Ông nhận định, phục vụ khách hàng là quá trình liên tục sáng tạo. Nhu cầu người tiêu dùng biến chuyển từng ngày, từng giờ, yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới để đáp ứng xu thế. Thị trường sẽ đào thải những công ty chậm bắt kịp thời đại.


Tâm đắc với câu nói “Hãy cho tôi một tổ chức, tôi sẽ thay đổi thế giới” của Vladimir llyich Lenin, ông Quốc Kỳ cho rằng cấu trúc tổ chức là yếu tố quan trọng nhất, cũng là thay đổi lớn nhất của một doanh nghiệp. Người đứng đầu phải không ngừng “nhào nặn” cấu trúc, bộ máy kinh doanh phù hợp quy mô thị trường.


Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp thường ngần ngại thay đổi cấu trúc công ty vì sẽ xáo trộn nội bộ, đôi khi phải loại bỏ những nhân sự tốt. Ông chủ Vietravel khẳng định nhân viên có thể tốt hôm nay nhưng chưa chắc phù hợp với ngày mai. Ông áp dụng chế độ luân chuyển vị trí, kết hợp tái đào tạo giúp mỗi nhân viên có cơ hội vượt qua giới hạn bản thân và tiếp tục đồng hành cùng công ty.


“Vấn đề khó thay đổi nhất của những ông lớn như Vietravel là vượt qua chính mình, những thành tích, vị trí mình đang có. Doanh nghiệp phải nghĩ rằng mình của ngày hôm nay phải tốt hơn hôm qua, và mình của ngày mai chắc chắc hơn hôm nay”, ông Kỳ nhấn mạnh.


Kinh doanh du lịch inbound, kỹ thuật số còn quãng hở lớn


Mặc dù ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh, nhưng phân khúc thị trường còn nhiều đất trống. Đặc biệt, loại hình du lịch inbound (chuyến tham quan dành cho du khách từ nước ngoài đến quốc gia sở tại), kinh doanh kỹ thuật số còn quãng hở để doanh nghiệp trẻ tận dụng, phát triển.


Mặt khác, du lịch nước ta đang đối mặt với nhiều rào cản. Về cơ chế chính sách, Đảng và Nhà nước đã quan tâm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng chưa chỉ rõ hàm lượng mũi nhọn để đầu tư xứng đáng.


Nhà sáng lập Vietravel nhận xét rằng, chất lượng đội ngũ doanh nhân kinh doanh lữ hành chưa theo kịp nhu cầu thị trường. Nước ta có rất nhiều công ty du lịch nhỏ nhưng rất ít doanh nghiệp lớn. Thực tế này tạo ra khoảng trống cho các công ty nước ngoài vào chiếm lĩnh thị phần.



Video: Ông Nguyễn Quốc Kỳ trong chương trình Café Khởi nghiệp.


Để bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ và giữ thị trường với doanh nghiệp nước ngoài, Vietravel áp dụng bán vé trên trang web Vietravel.com từ năm 2007. Công ty mở văn phòng đại diện tại một số nước để mở rộng mạng lưới khách du lịch thế giới.


Là một trong những doanh nghiệp lữ hành tiên phong, Vietravel tham gia vào tổ tư vấn, các điểm đóng góp cơ chế chính sách Đảng, Nhà nước, công ty còn sáng lập Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, kết nối cùng nhiều doanh nghiệp khác để tạo ra một kênh du lịch.


“Vietravel có thể lớn ở Việt Nam, nhưng chưa mạnh trên thị trường thế giới. Công ty không cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước, chỉ cạnh tranh để giữ thị phần với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Kỳ khẳng định.

Xem thêm

Kỹ sư thích xê dịch lập ứng dụng giúp mọi người lên kế hoạch du lịchong chu vietravel chia se bi quyet vuot len chinh minhKỹ sư thích xê dịch lập ứng dụng giúp mọi người lên kế hoạch du lịch

Bùi Mến


Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Nhận xét